An toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt ngày nay. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn trong việc cải thiện sức khoẻ con người và chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, các tiểu chuẩn đối với cơ sở, nhà máy sản xuất thực phẩm nói chung và các cơ sở chế biến sau riêng xuất khẩu nói riêng ngày càng khắt khe. Mô hình được các doanh nghiệp tập trung hướng đến đó là phòng sạch thực phẩm. Vậy thế nào là phòng sạch thực phẩm và những tiêu chuẩn nào là cần thiết đối với phòng sạch thực phẩm? Hãy cùng tìm hiểu về tiêu chuẩn phòng sạch thực phẩm này thông qua bài viết dưới đây.
-
Phòng sạch thực phẩm là gì?
Phòng sạch thực phẩm là phòng sạch trong xưởng sản xuất và chế biến thực phẩm. Phòng sạch thực phẩm phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn phòng sạch cơ bản, bao gồm:
- Hạn chế tối đa sự nhiễm bẩn lên thực phẩm trong phòng sạch.
- Bố trí, lắp đặt, sắp xếp cơ sở, thiết bị phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo dưỡng, làm sạch, tẩy trùng và hạn chế ở mức tối thiểu ô nhiễm do không khí.
- Bề mặt tiếp xúc của vật liệu với thực phẩm phải không độc, có độ bền và phải dễ bảo dưỡng, làm sạch.
- Các thiết bị kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm không khí và các yêu cầu khác phải được trang bị đầy đủ, đạt chuẩn và được đặt tại các vị trí thích hợp.
- Chuẩn bị sẵn phương án bảo vệ thực phẩm khi có các dịch hại từ môi trường bên ngoài.
Ngoài ra, tiêu chuẩn phòng sạch thực phẩm cũng có những yêu cầu riêng so với những phòng sạch của các ngành nghề khác. Với những tiêu chuẩn khắt khe, nghiêm ngặt, phòng sạch thực phẩm đã trở thành phương án tối ưu giúp hạn chế tối đa vi khuẩn sản sinh, giúp thực phẩm được bảo quản tốt hơn.
Hiện nay, tiêu chuẩn phòng sạch thực phẩm được ứng dụng nhiều trong sản xuất, chế biến các sản phẩm từ sữa, nước ép, chế biến thịt, hải sản hay chế biến trái cây đông lạnh….
-
Tiêu chuẩn thiết kế phòng sạch trong sản xuất thực phẩm
-
Tiêu chuẩn cụ thể của phòng sạch thực phẩm
-
- Phòng sạch trong sản xuất thực phẩm phải đạt các yêu cầu trong ISO 22000/ HACCP.
- Thông thường, phòng sạch trong sản xuất thực phẩm tối thiểu phải đạt cấp độ sạch class 100000. Ngoài ra là các tiêu chuẩn theo nguyên tắc 1 chiều; tường, vách, trần phải làm bằng vật liệu có bề mặt nhãn, không thấm nước, không độc hại về dễ dàng vệ sinh khi cần thiết.
-
Vị trí, cấu trúc phòng sạch thực phẩm
-
- Vị trí: Phòng sạch thực phẩm cần đặt tránh xa các khu vực có mức độ ô nhiễm cao như khu vực có nhiều hoạt động công nghiệp; khu vực dễ ngập úng; khu vực có các sinh vật gây bệnh; khu vực có các chất thải rắn hoặc lỏng khó xử lý.
- Tường, vách ngăn: phải được làm bằng vật liệu bền chắc, không thấm nước, có bề mặt nhẵn, không độc hại, dễ dàng được vệ sinh khi cần thiết.
- Sàn nhà: không thấm, không bị đọng nước, dễ làm vệ sinh.
- Trần nhà: cần thiết kế để hạn chế sự bám bụi, đọng hơi nước hoặc bị rơi xuống.
- Cửa sổ: lắp đặt ở nơi phù hợp, cấu trúc hạn chế bám bụi, có thể tháo lắp để thuận tiện cho làm sạch, khi cần có thể phải lắp cả hệ thống chống côn trùng.
-
Thiết bị và phương tiện phòng sạch thực phẩm
-
- Thiết bị, đồ đựng (tiếp xúc với thực phẩm) phải được làm bằng vật liệu không gây độc hại, được thiết kế để có thể làm sạch, tẩy trùng, bảo dưỡng dễ dàng.
- Kiểm soát nhiệt độ: tuỳ vào bản chất thao tác chế biến thực phẩm, cần có các phương tiện đầy đủ và cần thiết (làm nóng, làm nguội, đun nấu, làm lạnh, làm đông…)
- Hệ thống thông gió: thiết kế để sao cho không có sự chuyển động của dòng khí từ khu vực ô nhiễm tới khu vực sạch. Đồng thời, hệ thống cũng cần dễ dàng được bảo dưỡng, làm sạch.
-
Hệ thống chiếu sáng của phòng sạch thực phẩm
-
- Chiếu sáng: Ánh sáng (tự nhiên hoặc nhân tạo) phải được cung cấp đầy đủ trong quá trình làm việc và không làm ảnh hưởng đến thị giác của người lao động. Cường độ ánh sáng cũng cần điều chỉnh cho phù hợp. Cần có các thiết bị bảo vệ để tránh mảnh vỡ của nguồn sáng.
- Bảo quản: các phương tiện này cần được thiết kế để có thể dễ vệ sinh, bảo dưỡng; tránh sự xâm nhập của sinh vật gây hại; giảm đến mức tối thiểu sự hư hại của thực phẩm.
Việc áp dụng tiêu chuẩn phòng sạch thực phẩm sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao hơn chất lượng sản phẩm, đồng thời tăng hiệu quả trong sản xuất, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Đây chắc chắn là điều mà các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đều mong muốn đạt được.